Hoàng Oanh (sinh ngày 6 tháng 11 năm 1946) là một nữ Danh ca sống dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, sau 1975 định cư tại Mỹ. Bà có một giọng hát bền bỉ và chuyên về các dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến, được đánh giá là một trong 10 nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trước năm 1975.[2][3] Bà được xem là một trong những giọng ca trụ cột của Trung tâm Asia và Thúy Nga. Ngoài ra tiếng hát Hoàng Oanh còn được giới mộ điệu tặng cho biệt danh “Chim vàng Mỹ Tho”.
Lúc còn nhỏ, Hoàng Oanh theo học Tiểu học ở Phú Nhuận. Bà được cha dạy hát khi mới 5 tuổi. Đến năm 8 tuổi, bà lần đầu biểu diễn trên sân khấu ở Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc “Hương lúa miền Nam” và “Có một đàn chim”.[4] Cô cũng góp mặt trong ban Thiếu nhi của Trọng Liêu, ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh và ban Việt nhi của Nguyễn Đức (cùng với Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Phương Hoài Tâm, Thanh Lan,..).
Năm 11 tuổi, Hoàng Oanh học tại Trường Nữ Trung học Gia Long ở Sài Gòn và vẫn thường xuyên đi thu âm và biểu diễn. Ngày 6 tháng 11 năm 1964, ở phòng thu băng đường Võ Duy Nguy (Chợ Cũ); trong khi đang tập hát với ban nhạc của nhạc sư Nghiêm Phú Phi, nhà văn Lê Thanh Thái chụp mấy tấm hình tặng bà kèm theo bài thơ có hai câu:
“Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế…
Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…”
Cùng năm đó, Hoàng Oanh được mời đi biểu diễn đại nhạc hội ở Huế. Với năng khiếu ngâm thơ và thường ngâm thơ trước khi hát, bà đã tạo nên sự khác biệt cho các phần trình diễn của mình trong suốt sự nghiệp và được đánh giá là “đủ tài ca ngâm”.
Ngay từ lúc mới ca hát, bà đã sáng tác hai bản nhạc “Công chúa ngày xưa” và “Mưa Cao nguyên”
Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, tạm gác ước mơ làm nghề dạy học, Hoàng Oanh bước vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp, xuất hiện trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của đài phát thanh cũng như đài truyền hình Sài Gòn thời bấy giờ: Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy…
Trong sự nghiệp của mình, Hoàng Oanh không biểu diễn tại các vũ trường và phòng trà. Cô giải thích điều này như sau: “Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi.” Do đó, người yêu nhạc chỉ nhìn thấy bà vài lần xuất hiện trên sân khấu Đại nhạc hội.
Hoàng Oanh cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ, rời bỏ Việt Nam ngày 29 tháng 4 năm 1975. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 làm mất hết các phần thu thanh và trình diễn của Hoàng Oanh trên các đài phát thanh và truyền hình. Khi ra đi, bà chỉ kịp mang theo một ít tư liệu đến Hoa Kỳ.
Lúc đầu, Hoàng Oanh định cư ở một thành phố gần New York, tiểu bang New Jersey, nhưng sau đó bà chuyển về tiểu bang California. Bà mở trung tâm ca nhạc và hoạch định cho mình lối đi: “Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại”.
Hoàng Oanh xuất hiện nhiều nhất trong loạt chương trình của trung tâm Asia từ năm 1996 đến nay và “Paris by Night” của trung tâm Thúy Nga.
Tổng hợp CD nhạc FLAC chất lượng cao ca sĩ Hoàng Oanh [WAV/FLAC] .
Hoàng Oanh – Hòn Vọng Phu (1999)
Hoàng Oanh – Nhạc vàng tuyển chọn
Hoàng Oanh – The Best – Chuyến đò vĩ tuyến (2012)
Hoàng Oanh – Tình đầu (1999)
Hoàng Oanh – Tình khúc Lê Dinh (2003)
Souvenir Ky Niem 01 – Những bài tình ca xuân
Souvenir Ky Niem 02 – Những bài ca xứ Huế
Souvenir Ky Niem 03 – Anh tiền tuyến,E hậu phương
Souvenir Ky Niem 04 – Ngày em 20 tuổi
Souvenir Ky Niem 05 – Giọt lệ tình
Souvenir Ky Niem 06 – Tình yêu trả lại trăng sao
Souvenir Ky Niem 07 – Ông lái đò
Souvenir Ky Niem 08 – Những bài tình ca Quê Hương
Souvenir Ky Niem 09 – Những bài tình ca cho Mẹ
Souvenir Ky Niem 10 – Tình khúc song ca